Nhật ký văn học Nhật_ký

Những đặc điểm của nhật ký cá nhân nói trên khiến cho nó được vận dụng trong văn học từ khá sớm.[1]Tây Âu, thể loại nhật ký phát triển trong văn học cuối thế kỷ 18 khi có sự gia tăng chú ý đến thế giới nội tâm con người, khi xuất hiện nhu cầu tự bạch và tự quan sát, khi độc thoại nội tâm và thủ pháp dòng ý thức được chú trọng.

Nhật Bản ngay từ thời Heian thế kỷ thứ 8, nhật ký (nikki) thông thường của giới trí thức cung đình, ban đầu là các ghi chép việc công, đã ngày càng hướng đến là thể loại văn chương đích thực, khi nó gắn song song với việc miêu tả sự kiện là bình luận về sự kiện, sử dụng lối văn trang nhã. Tác phẩm nhật ký văn chương nổi tiếng đầu tiên của Nhật có thể kể đến là cuốn Tosa nikki (Thổ tá nhật ký)[2] do thi nhân và nhà phê bình thơ Ki no Tsurayuki (868?-945?) viết và cho ra đời năm 935, ghi chép hành trình 55 ngày đường của tác giả từ Tosa (nay thuộc tỉnh Kochi, phía nam Shikoku) tới kinh đô (nay thuộc Kyoto)

Nhật ký văn học vừa dung chứa đặc điểm cá biệt do thể loại nhật ký quy định, vừa bao hàm các đặc điểm chung của tác phẩm văn học.

Một số dấu hiệu thể tài nhật ký cũng được khai thác trong loại văn du ký hay kỷ hành. Thể tài nhật ký được một loạt các nhà văn sử dụng và không hiếm khi độc giả bắt gặp trong văn học thế giới những tác phẩm văn học hoàn toàn được viết dưới dạng nhật ký, như Lối lên miền Oku của Matsuo Basho, Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Bên cạnh đó một số tác phẩm có những phần nhất định dùng hình thức nhật ký, như Nhân vật của thời đại chúng ta của Lermontov, Chàng ngốc của Dostoevski v.v.

Một số nhật ký thông thường, nhật ký công tác hay nhật ký sự vụ của nhà văn hay một nhân vật lịch sử đặc biệt được công bố, phát hành đến công chúng sau khi họ mất, như Nhật ký Đặng Thùy Trâm, cũng có thể coi là một dạng nhật ký văn học, dù đặc trưng thể loại và hình thức của chúng không phải là một nhật ký văn học đích thực từ trong ý đồ dụng bút của người viết.

Tính chất nhật ký còn có ở cả một số sáng tác trữ tình, chính luận, thậm chí ở một số tác phẩm triết học.

Liên quan